Thông báo số 20/TBSB ngày 19/5/2021 - Thông báo tình hình sinh vật hại 07 ngày
Ngày đăng: 29/05/2021 00:00
Ngày đăng: 29/05/2021 00:00
2.2.Tình hình sâu bệnh hại
* Nhóm cây công nghiệp lâu năm
Trên cây cà phê: Bệnh gỉ sắt TLH 5-35%, DTN 30 ha (Krông Búk, Ea Kar), giảm 16 ha so với kỳ trước; Bệnh khô cành TLH 2-35%, DTN 14 ha (Ea Kar, Tx. Buôn Hồ), tăng 04 ha so với kỳ trước; Rệp sáp TLH 3-15%, DTN 17,2 ha (Tx. Buôn Hồ, Krông Búk, Ea H’leo) giảm nhẹ so với kỳ trước; Rệp vảy (xanh, nâu)TLH 3-25%, DTN 15,2 ha (Tx. Buôn Hồ, Ea Kar, Ea H’leo), giảm 8,7 ha so với kỳ trước; Bệnh nấm hồng TLH 3-15%, DTN 8,8 ha (Tx. Buôn Hồ, Ea H’leo, Krông Búk), tăng 2,1 so với kỳ trước; Bọ cánh cứng ăn lá cà phê TLH 7-20%, DTN 14ha (Krông Năng) tăng 03 ha so với kỳ trước; Các loại sâu bệnh khác gây hại rải rác.
Trên cây Hồ tiêu: Bệnh vàng lá chết chậm TLH 3-15%, DTN 76 ha (Buôn Đôn, Cư M'gar, Ea Kar, Krông Búk, TX Buôn Hồ, Ea H'leo, Krông Năng), tăng 5,5ha so với kỳ trước; Bệnh chết nhanh TLH 1-6%, DTN 18 ha (Tx. Buôn Hồ, Buôn Đôn), tăng 03 ha so với kỳ trước; Bệnh đốm tảo TLH 10-15%, DTN 05 ha (Ea Kar), giảm 23 ha so với kỳ trước; Tuyến trùng TLH 3-25%, DTN 11,1 ha (Ea Kar, Tx. Buôn Hồ, Ea H’leo), tăng 3,6 ha so với kỳ trước; Rệp sáp gốc TLH 5-15%, DTN 4,1 ha (Ea H’leo) giảm nhẹ so với kỳ trước; Các loại sâu, bệnh khác gây hại không đáng kể.
Trên cây Điều: Bọ xít muỗi TLH 15-35%, DTN 21,3 ha (Ea Kar, Ea H’leo), tăng 4,6 ha so với kỳ trước; Bệnh thán thư TLH 5-20%, DTN 14 ha (Krông Búk, Ea Kar), giảm 06 ha so với kỳ trước; Sâu đục thân cành, TLH 10-35%, DTN 09 ha (Ea Kar), tăng 06 ha so với kỳ trước; Sâu đục rộp lá TLH 15-40%, DTN 10ha (Ea Kar) giảm 21 ha so với kỳ trước; Các loại sâu, bệnh khác gây hại không đáng kể.
Trên cây ca cao: Rệp muội TLH 10-35%, DTN 15 ha (Ea Kar), tăng 08 ha so với kỳ trước; Sâu hồng TLH 15-20%, DTN 05 ha (Ea Kar) tăng 02 ha so với kỳ trước; Bọ xít muỗi TLH 3-15%, DTN 8,1(Ea Kar, Ea H'leo) giảm 5,5 ha so cới kỳ trước; Các loại sâu, bệnh khác gây hại rải rác.
* Nhóm cây ăn quả
Trên cây Bơ: Bọ xít muỗi TLH 3-10% ,DTN 4,9 ha (Ea H’leo); Các loại sâu, bệnh khác gây hại không đáng kể.
Trên cây có múi (cam quýt): Bệnh greening TLH 20-45%, DTN 10 ha (Ea Kar), giảm nhẹ ha so với kỳ trước; Bệnh vàng lá thối rễ TLH 20-35%, DTN 06 ha (Ea Kar), tương đương so với kỳ trước; Sâu vẽ bùa TLH 20-30%, DTN 13 ha (Ea Kar), giảm 06 ha so với kỳ trước; Các loại sâu, bệnh khác gây hại không đáng kể.
* Nhóm cây lương thực
Trên cây lúa: Bệnh lem lép hạt TLH 20-40%, DTN 08 ha (Ea Kar) giảm nhẹ so với kỳ trước; Sâu đục thân TLH 2-4%, DTN 03 ha (Tx. Buôn Hồ) tương đương so với kỳ trước. Các loại sâu bệnh khác gây hại rải rác.
Trên cây sắn (Mì): Khảm lá virus TLH 5-40%, DTN 30 ha (Ea Súp, Ea Kar), tăng 04 ha so với kỳ trước; bệnh đốm lá vi khuẩn TLH 5-10%, DTN 05 ha (Ea Kar); Các loại sâu bệnh khác gây hại rải rác.
* Nhóm cây rừng trồng
Cây keo: Bệnh chết héo TLH 10-22%, DTN 206,8ha (Lắk) tương đương so với kì trước; Các loại sâu bệnh khác gây hại rải rác.
* Nhóm cây rau màu
Trên cây rau các loại: Bệnh thối hạch TLH 15-20%, DTN 04 ha (Ea Kar); Sâu ăn lá TLH 16-20 con/m2, DTN 05 ha (Ea Kar); Bệnh héo xanh TLH 16-20%, DTN 05 ha (Ea Kar); Ruồi đục quả TLH 15-20%, DTN 04 ha (Ea Kar); bệnh cháy lá/thối lá TLH 15-20%, DTN 04 ha (Ea Kar); Dòi đục lá TLH 17-20 con/m2, DTN 05 ha (Ea Kar)… Các loại sâu bệnh khác gây hại rải rác.
2. Công tác Bảo vệ thực vật
Theo dõi tình hình phát sinh sâu, bệnh gây hại trên các loại cây trồng chính để có giải pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời, cụ thể:
- Lúa Đông xuân: Tiếp tục theo dõi các đối tượng sâu bệnh gây hại giai đoạn chín như rầy nâu , rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn cổ lá, đạo ôn cổ bông, bệnh khô vằn, lem lép, sâu đục thân, sâu cắn gié, chuột.
- Lúa Hè thu: Theo dõi các đối tượng sâu bệnh gây hại như bọ trĩ, sâu cuốn lá chuột, ốc bươu vàng…
Trên cây cà phê: Rệp sáp hại cành, bệnh khô cành, rệp vảy nâu, vảy xanh, mọt đục cành gây hại rải rác trên cây cà phê giai đoạn quả non.
Trên cây tiêu: Bệnh chết nhanh, chết chậm, tuyến trùng rễ, rệp sáp gốc, cành...gây hại chủ yếu giai đoạn chăm sóc sau thu hoạch.
Trên rau các loại: Các loài sâu, bệnh hại sẽ có xu hướng phát sinh phát triển mạnh như bọ nhảy, sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, rệp muội, rầy mềm, ruồi đục lá...gây hại chủ yếu trên các loại rau ăn lá ở nhiều giai đoạn.
Trên ngô, đậu: Sâu ăn lá, sâu keo mùa thu, sâu xanh, sâu khoang, bệnh đốm lá, bệnh rỉ sắt, bệnh lở cổ rễ, thối rễ, sâu đục thân, sâu đục quả gây hại rải rác.
Trên cây sắn: Bệnh khảm lá virus tiếp tục gây hại, bọ phấn, rệp sáp bột hồng gây hại cục bộ, bệnh chổi rồng, bệnh đốm lá, cháy lá vi khuẩn...gây hại rải rác trên cây sắn giai đoạn phát triển thân lá.
Trên cây điều: Bọ xít muỗi, rệp sáp, sâu đục thân, cành, sâu cuốn lá, sâu đục nõn, bệnh thán thư gây hại cục bộ các vườn chăm sóc kém.
Trên ca cao: Bọ xít muỗi, rệp sáp, sâu đục thân, bệnh thối quả, khô ngược cành, câu cấu ăn lá, bộ gặm nhấm gây hại rải rác.
Trên cây mía: Sâu đục thân, sùng đục gốc, bệnh đốm lá, bệnh bạc trắng lá phát sinh gây hại rải rác.
Trên cây cao su: Bệnh xì mủ thân cành, bệnh loét sọc miệng cạo, bệnh nấm hồng phát sinh gây hại rải rác.
Cây rừng trồng: Bệnh chết héo, sâu đục thân, mối, bệnh đốm lá, thán thư và các đối tượng sâu, bệnh hại khác gây hại rải rác.
Cây sầu riêng, cam quýt, bơ, vải: Bệnh nứt thân xì mủ, bệnh héo chết nhanh do Phytopthora trên cây sầu riêng, bệnh đốm nâu thanh long, sâu tiện vỏ, nhện đỏ, bệnh sẹo, thán thư, bệnh vàng lá gân xanh gây hại rải rác.
23/09/2024 14:53:00
19/07/2024 09:02:27
07/06/2024 10:28:39
03/06/2024 16:42:11