Thông báo sâu bệnh 174/BCT-TTBVTV ngày 15/3/2021 - Thông báo tình hình sinh vật gây hại tháng 03
Ngày đăng: 23/03/2021 00:00
Ngày đăng: 23/03/2021 00:00
I. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 3 NĂM 2021:
* Nhóm cây ăn quả:
1. Trên cây sầu riêng: Bệnh đốm rong (Tảo) TLH 2-20%, DTN 07 ha (Krông Pắk, Krông Năng),tương đương so với kỳ trước; Rầy bông (rầy phấn, tua trắng) TLH 2-4%, DTN 03 ha (Tx. Buôn Hồ) giảm 03 ha so với kỳ trước; Mọt đục cành, bệnh héo chết nhanh do nấm Phytopthora, bệnh chảy gôm….gây hại rải rác.
2. Trên cây có múi (cam quýt): Bệnh Greening TLH 20-40%, DTN 14,5 ha (Ea Kar), tăng nhẹ so với kỳ trước; Bệnh vàng lá thối rễ TLH 10-35%, DTN 08 ha (Ea Kar) tương đương so với kỳ trước. Ruồi đục trái, Sâu tiện vỏ, dòi đục lá, sâu đục thân, thán thư, bệnh vàng lá gân xanh gây hại rải rác.
* Nhóm cây CN lâu năm:
3. Trên cây ca cao: Bọ xít muỗi TLH: 10-35%, DTN 21 ha (Ea Kar), giảm 4,1ha so với kỳ trước; Rệp muội (rầy mềm) TLH 10-15%, DTN 08 ha (Ea Kar), giảm 19 ha so với kỳ trước; Bệnh khô quả TLH 10-15%, DTN 04 ha (Ea Kar), giảm 07 ha so với kỳ trước. Một số sâu bệnh khác gây hại rải rác không đáng kể.
4. Trên cây cà phê: Rệp sáp TLH 2-15%, DTN 7,2 ha (Krông Búk, Ea H'leo, TX. Buôn Hồ), tương đương so với kỳ trước; Bệnh gỉ sắt TLH 3-35%, DTN 39,3 ha (Krông Búk, Ea Kar, Ea H’leo) giảm nhẹ so với kỳ trước; Bệnh khô cành TLH 4-30%, DTN 19,5 ha (Krông Pắk, Ea Kar, Tx. Buôn Hồ, Krông Năng), giảm 06 ha so với kỳ trước; Bệnh nấm hồng TLB: 3-10% DTN 5,8 ha ( TX.Buôn Hồ, Ea H’leo), giảm 5,3 ha so với kỳ trước; Rệp vảy (xanh, nâu) TLH 3-27%, DTN 15,2 ha (Ea Kar, TX. Buôn Hồ, Ea H'leo, Krông Pắk), giảm 06 ha so với kỳ trước; Mọt đục cành TLH từ 2-5%, DTN 4 ha (Tx. Buôn Hồ) và các loại sâu, bệnh hại khác gây hại không đáng kể.
5. Trên cây điều: Bọ xít muỗi TLH: 3-40%, DTN 31,2 ha (Ea Kar, Ea H’leo), tăng nhẹ so với kỳ trước; Bệnh thán thư TLH 5-20%, DTN 11 ha (Ea Kar, Krông Búk,) giảm 18 ha so với kỳ trước; Sâu đục thân, cành TLH 10-30%, DTN 08 ha (Ea Kar); Sâu đục rộp lá TLH 15-20%, DTN 04 ha (Ea Kar), một số sâu bệnh khác gây hại rải rác không đáng kể.
6. Trên cây Hồ tiêu: Bệnh vàng lá chết chậm TLH 2-15%, DTN 67,3 ha (Buôn Đôn, Krông Búk, Cư M'gar, Ea H'leo, Ea Kar, TX. Buôn Hồ, Krông Năng), giảm 05 ha so với kỳ trước; Bệnh chết nhanh TLH 2-6%, DTN 17,1 ha (Ea H'leo, TX. Buôn Hồ, Buôn Đôn),giảm 08 ha so với kỳ trước; Bệnh đốm tảo TLB 10-35% DTN 16 ha (Ea Kar) giảm 18 ha so với kỳ trước; Tuyến trùng TLH: 2-25%, DTN 14,8 ha (TX. Buôn Hồ, Ea H’leo, Ea Kar, Krông Pắk) giảm 4,8 ha so với kỳ trước. Một số sâu, bệnh khác gây hại rải rác.
* Nhóm cây CN ngắn ngày:
7. Trên cây sắn (mì): Khảm lá do virus gây hại TLH 5-90%, DTN 39 ha (Ea Súp, Ea Kar), giảm 58,5ha so với kỳ trước; Bệnh đốm lá vi khuẩn TLH 5-10% DTN 03 ha (Ea Kar). Một số sâu, bệnh khác gây hại rải rác.
* Nhóm cây lương thực:
8. Trên cây lúa: Bọ trĩ (bù lạch) TLH 3-50%, DTN 31,1 ha (Ea Súp, Ea Kar, Krông Năng), giảm 32,5 ha so với kỳ trước; Tuyến trùng hại rễ TLH 9-35%, DTN 18 ha (Ea Kar), tương đương so với kỳ trước; Bệnh đạo ôn TLB 2-15%, DTN 5,5 ha (TX. Buôn Hồ, M’Đrắk, Krông Pắk), giảm 1,5 ha so với kỳ trước; Sâu cuốn lá nhỏ TLH 2-25%, DTN 12,5 ha (Ea Kar, TX. Buôn Hồ); Nghẹt rễ TLH 8-30%, DTN 17 ha (Ea Kar) giảm 03 ha so với kỳ trước và các loại sâu, bệnh khác gây hại rải rác.
* Nhóm cây rau màu:
9. Trên cây rau các loại: Bệnh cháy lá/thối lá TLH 15-20%, DTN 04 ha; Sâu xanh ăn lá TLH 16-20%, DTN 05 ha; Sâu xanh bướm trắng MĐ 4-6 con/m2, DTN 02 ha gây hại cục bộ tại Ea Kar.
II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 4 NĂM 2021:
1. Lúa Đông xuân: Cần theo dõi các đối tượng sâu bệnh gây hại giai đứng cái, làm đòng, trỗ như bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ lá, cổ bông, bệnh khô vằn, bệnh lem lép, rầy nâu, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, chuột....lây lan, gây hại.
2. Trên cây cà phê: Bệnh gỉ sắt, rệp sáp hại cành, bệnh khô cành, rệp vảy nâu, vảy xanh, mọt đục cành gây hại rải rác trên cây cà phê giai đoạn ra hoa, quả non.
3. Trên cây tiêu: Bệnh chết nhanh chết chậm, tuyến trùng rễ, rệp sáp gốc, cành...gây hại chủ yếu giai đoạn thu hoạch - chăm sóc sau thu hoạch.
4. Trên rau các loại: Chú ý các loài sâu, bệnh hại sẽ có xu hướng phát sinh phát triển mạnh như bọ nhảy, sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, rệp muội, rầy mềm và bệnh thối nhũn, thán thư, đốm lá...
5. Trên ngô, đậu: Sâu ăn lá, sâu keo mùa thu, sâu xanh, sâu khoang, bệnh đốm lá, bệnh rỉ sắt, bệnh lở cổ rễ, thối rễ, sâu đục thân, sâu đục quả gây hại rải rác.
6. Trên cây sắn: Bệnh khảm lá virus tiếp tục gây hại, bọ phấn, rệp sáp bột hồng, nhện đỏ gây hại cục bộ, bệnh chổi rồng, bệnh đốm lá, cháy lá vi khuẩn...gây hại rải rác trên cây sắn giai đoạn phát triển thân lá.
7. Trên cây điều: Bọ xít muỗi,rệp sáp, sâu đục thân, cành, sâu cuốn lá, sâu đục nõn, bệnh thán thư gây hại cục bộ các vườn chăm sóc kém.
8. Trên ca cao: Bọ xít muỗi, rệp sáp, sâu đục thân, bệnh thối quả, khô ngược cành, câu cấu ăn lá, bộ gặm nhấm gây hại rải rác.
9. Trên cây mía: Sâu đục thân, sùng đục gốc, bệnh đốm lá, bệnh bạc trắng lá phát sinh gây hại rải rác.
10. Trên cây cao su: Bệnh xì mủ thân cành, bệnh loét sọc miệng cạo, bệnh nấm hồng phát sinh gây hại rải rác.
11. Cây rừng trồng: Sâu đục thân, mối, bệnh đốm lá, chết héo, thán thư và các đối tượng sâu, bệnh hại khác gây hại rải rác.
12. Cây sầu riêng, cam quýt, Bơ, Vải: Bệnh nứt thân xì mủ, bệnh héo chết nhanh do Phytopthora trên cây sầu riêng, bệnh đốm nâu thanh long, sâu tiện vỏ, nhện đỏ, bệnh sẹo, thán thư, bệnh vàng lá gân xanh gây hại rải rác.
III. ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÝ VÀ CÁC CÔNG VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Ở ĐỊA PHƯƠNG:
* Trên lúa:
- Hướng dẫn nông dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, chăm sóc bón phân cân đối, nắm bắt tình tình phát hiện sớm sâu CLN, sâu đục thân, bệnh đạo ôn lá, cổ lá, cổ bông, rầy nâu, sâu đục thân… có biện pháp xử lý kịp thời.
- Thực hiện nghiêm công tác phòng, chống chuột bảo vệ sản xuất trồng trọt.
* Cây ngô: Tăng cường công tác phòng, chống sâu keo mùa thu hại ngô. Hướng dẫn nông dân chủ động phòng trừ sâu bằng các biện pháp ngắt ổ trứng đem tiêu hủy và phun các loại thuốc đúng nồng độ và liều lượng theo khuyến cáo, phun kép 2-3 lần, mối lần cách nhau từ 7-10 ngày.
* Trên cà phê: Tăng cường kiểm tra theo dõi sát diễn biến của rệp sáp hại cành và các đối tượng sâu, bệnh hại khác (rỉ sắt, nấm hồng, thối nứt thân, tuyến trùng, mọt đục cành, mọt đục quả…). Xác định thời điểm tưới nước, tưới đúng và đủ lượng nước nên áp dụng tưới béc (tưới phun mưa) để hạn chế rệp sáp, mọt đục cành, bón phân mùa khô kết hợp với tưới.
* Trên cây tiêu: Kiểm tra diễn biến và hướng dẫn người dân phòng chống bệnh chết nhanh, vàng lá chết chậm, tuyến trùng gây hại rễ.. trên cây Hồ tiêu.
* Trên cây sắn: Hướng dẫn xử lý triệt để phun trừ môi giới truyền bệnh, tiến hành nhổ bỏ và tiêu hủy những diện tích sắn bị nhiễm bệnh khảm lá sắn do virus.
* Trên cây sầu riêng: Tăng cường hướng dẫn nông dân trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương áp dụng quy trình kỹ thuật trồng chăm sóc vườn cây, quy trình quản lý bệnh Phytophthora hại trên cây sầu riêng.
*Trên ca cao, điều, cao su: Tiếp tục theo dõi các đối tượng như bệnh nấm hồng, loét sọc miệng cạo trên cây cao su, bọ xít muỗi, bệnh thán thư hại điều.
* Đối với rừng trồng: Hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây rừng trồng cho các chủ rừng theo công văn hướng dẫn số 649/SNN-TTBVTV ngày 31/03/2017 của Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành.
* Trên cây rau: Ứng dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM vào phòng trừ và sản xuất rau theo quy trình an toàn, chương trình VietGap, sản xuất rau hữu cơ.
* Cây trồng khác: Hướng dẫn nông dân phòng trừ sâu bệnh trên cây ăn trái như: Bệnh chổi rồng hại nhãn, chôm chôm, bệnh đốm nâu thanh long, sâu bệnh hại cam quýt, xoài...theo quy trình phòng trừ của Cục BVTV đã ban hành.
- Khuyến cáo nông dân sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc BVTV ít độc hại trên cây trồng đảm bảo thời gian cách ly và tuân thủ nguyên tắc “4 đúng” đúng thuốc, đúng nồng độ và liều lượng, đúng lúc, đúng cách trong sử dụng thuốc BVTV./.
23/09/2024 14:53:00
19/07/2024 09:02:27
07/06/2024 10:28:39
03/06/2024 16:42:11