TBSB TUẦN 1 (Từ 30/12/2021 đến 05/01/2022)
Ngày đăng: 17/01/2022 14:40
Ngày đăng: 17/01/2022 14:40
I. TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI 07 NGÀY QUA
* Nhóm cây công nghiệp lâu năm
1. Cây cà phê: Bệnh gỉ sắt TLH 4-30%, DTN 26 ha (Krông Pắk, Ea Kar, TX Buôn Hồ) giảm 09 ha so với kỳ trước; Rệp vảy (xanh, nâu) TLH 5-25%, DTN 23,5 ha (TX Buôn Hồ, Ea Kar, Krông Pắk) giảm 02 ha so với kỳ trước; Bệnh khô cành TLH 2-30% DTN 14,5 ha (TX Buôn Hồ, Ea Kar, Krông Búk) giảm 03 ha so với kỳ trước; Mọt đục cành TLH 1-20%, DTN 8,5 ha (Cư Kuin, Ea Kar) tăng 1,5 ha so với kỳ trước; Rệp sáp TLH 2-4%, DTN 4,5 ha (Tx. Buôn Hồ) giảm 20 ha so với kỳ trước;Bệnh nấm hồng TLH 2-10% DTN 6,5 ha (TX Buôn Hồ, Cư Kuin) tăng 20,5 ha so với kỳ trước; Bệnh lỡ cổ rễ TLH 1-6% DTN 02 ha(Krông Năng) tương đương so với kỳ trước; Bệnh đốm mắt cua TLH 4-18% DTN 04 ha(Ea Kar) tăng 04 ha so với kỳ trước; Các loại sâu bệnh khác gây hại rải rác.
2. Cây hồ tiêu: Bệnh chết chậm TLH 2-19%, DTN 43,2 ha (Buôn Đôn, Krông Búk, Ea Kar, Cư Kuin, Tx. Buôn Hồ, Krông Pắk) giảm 81,3 ha so với kỳ trước; Bệnh chết nhanh TLH 1-8%, DTN 29,9 ha (Buôn Đôn, Ea Kar, TX Buôn Hồ, Krông Pắk, Krông Năng, Cư Kuin) tăng 6,5 ha so với kỳ trước; Bệnh đốm tảo TLH 15-25%, DTN 11 ha (Ea Kar) tăng 01 ha so với kỳ trước; Bọ xít lưới TLH 4-20%, DTN 08 ha (Krông Pắk, Krông Năng) giảm 17 ha so với kỳ trước; Rệp sáp gốc TLH 10-30% DTN 08 ha (Ea Kar) tăng 08 ha so với kỳ trước; Tuyến trùng TLH 5-15%, DTN 07 ha (Tx. Buôn Hồ) giảm 03 ha so với kỳ trước; Bệnh thán thư TLH 4-10% DTN 05 ha (Krông Pắk) tăng 05 ha so với kỳ trước; Các loại sâu, bệnh khác gây hại không đáng kể.
3. Cây Điều: Bọ xít muỗi TLH 5-25%, DTN 13 ha ( Ea Kar, Krông Búk, Krông Pắk) tăng 02 ha so với kỳ trước; Sâu đục thân cành TLH 6-20% DTN 11 ha (Ea Kar, Krông Pắk) tăng 06 ha so với kỳ trước; Bệnh thán thư TLH 5-20%, DTN 08 ha (Krông Búk, Ea Kar) giảm 13 ha so với kỳ trước; Rệp muội nâu đen TLH 5-10% DTN 04 ha (Krông Pắk) tăng 04 ha so với kỳ trước; Các loại sâu, bệnh khác gây hại không đáng kể.
4. Cây ca cao: Bọ xít muỗi TLH 10-25%, DTN 09 ha (Ea Kar) giảm 05 ha so với kỳ trước; Sâu hồng TLH 10-25% DTN 06 ha (Ea Kar) giảm 02 ha so với kỳ trước; Rệp muội TLH 15-25%, DTN 09 ha (Ea Kar) tăng 04 ha so với kỳ trước; Các loại sâu, bệnh khác gây hại rải rác.
5. Cây cao su: Bệnh loét sọc mặt cạo TLH 1-15%, DTN 12,6 ha (Krông Năng, Cư Kuin) tăng nhẹ so với kỳ trước; Bệnh phân trắng TLH 4-10% DTN 05 ha (Krông Năng) tương đương so với kỳ trước; Bệnh nấm hồng TLH 4-10% DTN 06 ha (Tx. Buôn Hồ) tương đương so với kỳ trước; Các loại sâu, bệnh khác gây hại rải rác.
* Nhóm cây ăn quả
6. Cây có múi (cam, quýt): Bệnh Greening TLH 20-35% DTN 09 ha (Ea Kar) tăng 01 ha so với kỳ trước; Bệnh vàng lá thối rễ TLH 15-35% DTN 08 ha (Ea Kar) ttăng 04 ha so với kỳ trước; Bệnh chảy gôm (xì mủ) TLH 5-20% DTN 07 ha (Ea Kar) tăng 07 ha so với kỳ trước; Các loại sâu, bệnh khác gây hại không đáng kể.
7. Cây sầu riêng: Bệnh đốm rong (tảo) TLH 3-16% DTN 16 ha (Krông Năng, Krông Pắk, Ea Kar) tăng 10 ha so với kỳ trước; Rầy bông (rầy phấn, tua trắng) TLH 3-25% DTN 12 ha (Krông Pắk, Ea Kar, Krông Năng) tăng 10 ha so với kỳ trước; Bệnh thán thư TLH 5-25% DTN 05 ha (Krông Pắk) tăng 05 ha so với kỳ trước; Các loại sâu, bệnh khác gây hại không đáng kể.
8. Cây vải: Bọ trĩ TLH 8-15% DTN 05 ha (Ea Kar) tăng 05 ha so với kỳ trước; Sâu tiện vỏ TLH 10-20% DTN 05 ha (Ea Kar) tăng 05 ha so với kỳ trước; Các loại sâu, bệnh khác gây hại không đáng kể.
*Nhóm cây lương thực
8. Cây lúa: Chuột TLH 4-50% DTN 113,5 ha (Tp. Buôn Ma Thuột, Ea Kar, Tx. Buôn Hồ) tăng 57,5 ha so với kỳ trước; Ốc bươu vàng TLH 1-20% DTN 30 ha (Ea Kar, Ea Súp, Krông Pắk) tăng 15 ha so với kỳ trước; Bọ trĩ TLH 5-25% DTN 23,5 ha (Ea Kar, Tx. Buôn Hồ, Krông Pắk) tăng 09 ha so với kỳ trước; Nghẹt rễ TLH 20-30% DTN 05 ha (Ea Súp) giảm 05 ha so với kỳ trước; Sâu cuốn lá nhỏ TLH 3-5% DTN 05 ha (Tx. Buôn Hồ) tương đương so với kỳ trước; Các loại sâu, bệnh khác gây hại không đáng kể.
* Nhóm cây lương thực khác
9. Cây ngô (bắp): Đốm lá nhỏ TLH 7-12% DTN 7,5 ha (Tx Buôn Hồ) tuong đương so với kỳ trước; Sâu keo mùa thu mật độ 2-3 con/m2 DTN 03 ha (Krông Pắk) giảm 04 ha so với kỳ trước;Sâu đục bắp mật độ 2-4 con/m2 DTN 05 ha (Tx. Buôn Hồ) tương đương so với kỳ trước; Các loại sâu bệnh khác gây hại rải rác.
* Cây công nghiệp ngắn ngày
10. Cây sắn: Khảm lá virus mật độ 5-90% DTN 43 ha (Ea Súp) giảm 25 ha so với kỳ trước; Các loại sâu bệnh khác gây hại rải rác.
* Nhóm cây rau màu
Trên cây cà chua, bệnh héo xanh TLH 5-8% DTN 2,5 ha (Ea Kar) tăng 2,5 so với kỳ trước; Trên hành tỏi, bệnh cháy lá/ thối lá TLH 7-15% DTN 03 ha (Ea Kar) tương đương so với kỳ trước; Trên cây ớt, bệnh khảm lá virus TLH 10-15% DTN 02 ha (Ea Kar) tăng 02 ha so với kỳ trước; Trên rau cải ăn lá, sâu tơ TLH 3-5% DTN 07 ha (Tx. Buôn Hồ) tăng 1,7 ha so với kỳ trước; Các loại sâu bệnh khác gây hại rải rác.
II. DỰ KIẾN SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI:
1. Trên cây lúa
- Lúa Thu đông: Theo dõi các đối tượng sâu bệnh như bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá, rầu nâu, bệnh lem lép thối hạt… gây hại trên lúa giai đoạn trỗ, chín.
- Lúa Đông xuân: Ốc bươu vàng, bọ trĩ, chuột... gây hại trên lúa giai đoạn mạ, các loại sâu bệnh hại khác gây hại rải rác.
2. Trên rau các loại: Bọ nhảy, sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, rệp muội...gây hại chủ yếu trên các loại rau ăn lá ở nhiều giai đoạn.
3. Trên ngô, đậu: Sâu keo mùa thu... tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại trên ngô, mức độ hại phổ biến từ nhẹ - trung bình. Ngoài ra, các đối tượng sinh vật gây hại khác như sâu xám, bệnh gỉ sắt, bệnh khô vằn, chuột,... tiếp tục gây hại nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng.
Sâu ăn lá, sâu xanh, sâu khoang, bệnh đốm lá, bệnh rỉ sắt, bệnh lở cổ rễ, thối rễ, sâu đục thân, sâu đục quả gây hại rải rác.
4. Trên cây cà phê: Bệnh gỉ sắt, rệp sáp, rệp vảy nâu, rệp vảy xanh, mọt đục cành gây hại rải rác trên cây cà phê giai đoạn quả chín.
5. Trên cây tiêu: Bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm, tuyến trùng hại rễ... có khả năng phát sinh và gây hại tăng, chủ yếu trên các vườn tiêu giai đoạn quả non – chắc quả, hại nặng cục bộ trên những vườn cây lâu năm chăm sóc kém.
6. Trên cây sắn: Bệnh khảm lá virus tiếp tục gây hại, bọ phấn, rệp sáp bột hồng gây hại cục bộ, bệnh chổi rồng, bệnh đốm lá, cháy lá vi khuẩn...gây hại rải rác trên cây sắn giai đoạn phát triển thân lá.
7. Trên cây điều: Bọ xít muỗi, bệnh thán thư, sâu đục thân cành... tiếp tục phát sinh gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết thuận nóng ẩm, ẩm độ không khí cao. Thời gian tới cần đặc biệt chú ý và quản lý tốt bệnh thán thư trên những diện tích Điều giai đoạn ra lộc, ra nụ hoa quả non.
8. Trên ca cao: Bọ xít muỗi, rệp sáp, sâu đục thân, bệnh thối quả, khô ngược cành, câu cấu ăn lá, bộ gặm nhấm gây hại rải rác.
9. Trên cây mía: Sâu đục thân, sùng đục gốc, bệnh đốm lá, bệnh bạc trắng lá phát sinh gây hại rải rác.
10. Trên cây cao su: Bệnh xì mủ thân cành, bệnh loét sọc miệng cạo, bệnh nấm hồng phát sinh gây hại rải rác.
11. Cây rừng trồng: Bệnh chết héo, sâu đục thân, mối, bệnh đốm lá, thán thư và các đối tượng sâu, bệnh hại khác gây hại rải rác.
12. Cây sầu riêng, cam quýt, bơ, vải: Bệnh nứt thân xì mủ, bệnh héo chết nhanh do Phytopthora trên cây sầu riêng có khả năng tiếp tục gia tăng diện tích nhiễm, nhất là trên những vườn chăm sóc kém, không thoát nước tốt, bệnh đốm nâu thanh long, sâu tiện vỏ, nhện đỏ, bệnh sẹo, thán thư, bệnh vàng lá gân xanh gây hại rải rác.
23/09/2024 14:53:00
19/07/2024 09:02:27
07/06/2024 10:28:39
03/06/2024 16:42:11